Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Muộn Màng
Nhìn Nhã duyên dáng, xinh đẹp với chiếc áo cưới mỏng đầy kim tuyến lắm đường vẻ dọc ngang như hình vòng cầu trên người lăng xăng bận rộn đi vòng quanh bàn tiệc chào hỏi bạn bè, bâng khâng gợi cho tôi nhớ lại hình ảnh mơ hồ của một thời xa xôi nào đó...













Ngồi trong một căn phòng rộng lớn, lộng lẫy và ấm cúng đầy tiếng cười nói xen lẫn tiếng nhạc của buổi tiệc cưới hôm nay, nhưng sao tôi lại cảm thấy quá cô đơn. Có thể tôi không hòa hợp với mọi người, hay nhìn quanh đi quẩn lại tôi vẫn một mình tôi. Bên cạnh bàn tiệc dường như ai cũng đi đôi đi cặp, duy chỉ có tôi lẽ loi, xa la. Ngồi thừ người yên lặng suy nghĩ những chuyện đâu đâu chẳng liên quan đến bữa tiệc.


Nhìn xuống chiếc áo đang mặc trên người, cảm thấy ngường ngượng. Tối qua chuẩn bị áo quần cho tiệc cưới của Nhã - Phương, Nhã lôi hết áo này qua áo kia trong tủ áo của nó bắt tôi đứng trước tấm gương thử những chiếc áo đủ màu, đủ kiểu rồi để mặc cho Nhã ngắm nghía như tuyển chọn hoa hậu. Đã mấy lần Nhã bắt tôi đi may áo để dự tiệc cưới, nhưng tôi nằng nặc từ chối. Trước ngày đi, tôi đã may hai chiếc áo dài đâu vào đấy, nhưng Nhã không bằng lòng mấy tấm áo do tay tôi chọn, Nhã bảo chị mặc mấy màu áo buồn như mùa đông trông não ruột. Nhã lục lạo tủ áo quần của nó. May là dáng dấp hai chị em gần si sít nhau, mặc dầu Nhã nhỏ tuổi hơn tôi, nhưng chiều cao lẫn cân nặng không xa nhau bao nhiêu, tuy bây giờ tôi có phần thon gầy hơn Nhã nên cuối cùng Nhã chọn cho tôi chiếc áo màu hoàng anh, cổ hở ôm sát người làm cho tôi ngượng ngập khó chịu. Biết ý tôi, Nhã khoát tay kéo tôi lại trước tấm gương, reo lên tấm tắc khen ngợi.


- Chiếc áo chị mặc thật khít khao vừa vặn, không thể nào chê được. Em dạo này hơi lên ký nên coi bộ chiếc áo không mấy ưa em rồi, dáng chị hợp với màu lẫn áo, anh chàng nào được may mắn ngồi gần chị trong bữa tiệc chắc cũng phải ngất xỉu luôn. Em muốn chị mặc tối mai trong tiệc cưới của tụi em.


Nhã bao giờ cũng vậy, tuy tôi lớn hơn, nhưng dường như oai quyền kiểu cách của Nhã luôn luôn như một người chị, hơn cả địa vị tôi trong gia đình.


Tôi hơi mắc cở, lúng túng:


- Chị già rồi, mặc áo như vậy người ta cười cho.


Nhã dương lớn đôi mắt, bỉu môi:


- Bỏ ý nghĩ cái già của chị đi. Bốn mươi tám tuổi ở bên này vẫn còn quá trẻ, chị quan niệm thật cổ hủ. Với quan niệm của em, số tuổi của chị chưa đến nửa đời người, sao gọi đã già. Em hoàn toàn bác bỏ quan niệm nầy của chị. 


Tôi cười buồn không cải ý kiến của Nhã. Tính nó lúc nào đến giờ vẫn thế. Nhà hai chị em, tôi luôn suy tư như một bà già, còn Nhã tính tình lúc nào cũng dỡn cợt, cười đùa không quan tâm đến dị nghị bên ngoài. Riêng tôi, đoạn đường đời đi đã hơn nửa đời người, còn gì gọi là trẻ nữa. Lối suy luận của Nhã theo kiểu sống của người Tây Phương, chứ với người Việt Nam ba mươi đã gọi là nửa đời người rồi. Không trách Nhã, giả như tôi ở bên này như nó, cũng sẽ suy luận không khác gì Nhã, nhưng khổ nỗi, tôi đã dính chặt quá lâu với mảnh đất mãi mãi có cuộc sống gắn bó với gia đình, dòng họ, mồ mã tổ tiên không tài nào thoát ra được. Ngay cả tôn giáo cũng đã khó có thể thay đổi, huống gì là ý tưởng của con người. Chỉ một chuyện Nhã muốn tôi qua bên này đi du lịch một lần để biết nước Mỹ như người ta. Chần chờ hoài, tôi suy nghĩ gần hơn cả nửa năm, cho mãi đến khi Nhã gọi về báo tin sắp sửa thành hôn với Phương, tội nghiệp Nhã một mình, nên tôi mới đồng ý báo tin cho Nhã hay. Mặc dầu giấy tờ xong xuôi đâu đó, Nhã đã mua vé máy bay cho chuyến du lịch của tôi, nhưng lòng tôi vẫn còn lưng chừng chưa quyết định rõ ràng, khiến Nhã giận dỗi, đâm cáu trong điện thoại:


- Ở bên đó bám riết mảnh vườn, một lúc chị trở thành bà già trầu chừng nào không hay. Người ta muốn đi không được, đàng này chị có cơ hội giấy tờ em lo liệu đâu vào đó cầu khẩn chị hoài không muốn đi. Mấy đứa cháu cũng đã lớn hết cả rồi, đâu còn ai nhỏ dại nữa khiến chị phải lo lắng. Phần ông Nhuận...


Nói đến đây Nhã ngừng nói, tôi cũng hiểu được ý nó, chỉ thở dài. Thật ra Nhã nói cũng đúng thôi, bây giờ tôi không còn lo lắng nấu nướng hàng ngày như trước. Nhuận đã bỏ tôi một mình ở đây, Thủy và Minh khôn lớn học xong đã có công việc ổn định, không còn vướng bận, tay chân tôi cả ngày thảnh thơi đến phiền muộn. Biết ý định của Nhã, Thủy bảo mẹ:


- Con nghĩ mẹ cần qua bên dì vài tháng cho khuây khỏa, và được biết thêm nước Mỹ ra sao. Mẹ ở nhà quanh quẩn trong miếng vườn hoài không bệnh cũng hao mòn người. Niềm ao ước của con, một ngày nào đó con và anh Minh cũng có dịp qua thăm dì Nhã một lần. Trời ơi! Chỉ ao ước không thôi, khiến cho con ức khiếp đi. Mẹ nên đi, không chần chờ nữa.


Không những Thủy, ngay cả Minh, đứa con trai của tôi cũng bảo như thế. Chỉ chờ cho tôi gật đầu với Nhã, hai đứa con kéo tôi ra phố mua sắm cho tôi từng đôi giày, chiếc áo. May là Nhã dặn dò không mua sắm chi cho nhiều, sẽ có đầy đủ thứ tôi cần dùng. Ra đi với túi nhỏ áo quần trên tay, tôi cảm thấy tay chân mình hụt hẫng lúng túng. Nhưng thật may cho tôi, đoạn đường bay qua Nhã quá dài, tuy không phải xách vác, đôi lúc tôi đâm nản chí không muốn tiếp tục bay thêm chút nào. Nhưng cuối cùng tôi đã đặt chân lên đất nước giàu mạnh nhất thế giới.


Ngày đầu tiên đặt chân đến nước Mỹ, tôi không khỏi chói mắt đến vẻ đẹp và đồ sộ của một xứ sở giàu mạnh nhất thế giới. Đôi mắt tôi lúc nào cũng mở thật to, từ ngạc nhiên này qua ngạc nhiên nọ. Từ khung cảnh cho đến con người hoàn toàn khác lạ, tự nhiên tôi so sánh đất nước Việt Nam. Tôi không tránh khỏi nỗi xúc động trong lòng, biết đến lúc nào đất nước thân yêu của mình sẽ được như vậy.


Ra đến cửa, Nhã-Phương đã đứng bên ngoài chờ đợi, vừa chợt thấy tôi, Nhã chạy lại ôm chầm lấy. Bên cạnh Phương đứng ngơ ngẩn chăm mắt nhìn. Tôi biết Phương, fiancé sắp cưới của Nhã qua những tấm hình Nhã gởi về. Nhã còn cho biết rõ về Phương, anh chàng này cũng là dân mắm ruốt như chị em tôi nên đỡ phải ngờ nghệt. Nhã hỏi huyên thuyên không ngớt. Phương gật đầu chào:


- Chị bay một vòng quá xa chắc hẳn mệt lắm hả chị. Có quen được ai trên máy bay không chị Ngọc?


Tôi cố gắng cười vui, xoá bỏ cái mệt ủ trong người:


- Cũng sơ sơ thôi. Chỉ một nỗi ngồi trên máy bay quá lâu đâm mệt mỏi. Bây giờ được bước xuống đây, ruỗi thẳng đôi chân cảm thấy cơn mệt vơi dần đi. Chuyến bay của chị qua Mỹ rất nhiều người Việt mình, nhưng đường bay về tiểu bang này không còn lấy một ai cả. Tuy thế, mấy người vừa quen trên máy bay đưa chị lại gặp mấy cô chiêu đãi viên hàng không của chuyến bay gởi gấm giúp chị, kể cũng đỡ khổ khỏi phải u ơ hoa tay múa rối với họ.


Nhã nhìn tôi với vẻ mắt đầy e ngại, giọng đùa giỡn:


- Em lo cho chị không biết có bị bỏ rơi chỗ nào không. Nếu thế, Phương phải là người lặn lội kiếm chị về cho em bằng được, phải không Phương?


Phương cười hiền:


- Chuyện đó Nhã không bảo, em cũng phải ráng tìm chị, chứ không thôi mệt với Nhã đó chị. Ngày cưới tới nơi rồi, Nhã dám hoãn lại chỉ khổ em thôi.


Tôi la khẻ Phương:


- Nói chuyện tào lao không tốt đâu.


Nhã bật cười lớn, le lưỡi:


- Anh nhằm đúng một bà chị tin dị đoan bất cứ mọi chuyện giỡn cợt như thế chẳng khác nào xe lửa trật đường rầy rồi.


Phương cuời giả lã:


- Nói cho vui chứ làm chi có chuyện đó xảy ra phải không chị Ngọc.


Đi bên cạnh Nhã, tôi quan sát fiancé của Nhã, nhận thấy cử chỉ âu yếm của Phương đối với Nhã khiến cho tôi đỡ phải lo lắng. Phương to cao hơn Nhã gần nửa cái đầu, nhưng nhìn chung lại hai người thật xứng đôi. Tính tình hoạt bát, cọng thêm giọng nói cùng miền nên cả tôi và Phương đều dễ dàng thông cảm. Từ lâu tôi chỉ mong có ngày Nhã báo tin vui để tôi được yên tâm sau ngày mẹ mất. Ngày đó bà từng dặn dò cố gắng lo cho tương lai của nó. Đôi lúc nghĩ kỹ, những điều lo lắng của mẹ tôi dường như không mấy thích hợp cho Nhã, tuy là em nhưng nó nhanh nhẹn tháo vát gấp mấy lần tôi. Từ lúc xa nhà, những lá thư thật dài Nhã kể mọi chuyện cho tôi hay, còn dặn dò thêm chị ráng lo tương lai cho chính chị chứ không cần lo cho em. Bây giờ gặp lại, Nhã còn chửng chạc hơn xưa nhiều, âu đấy cũng là niềm vui cho tôi...


Mãi suy nghĩ cho đến khi Nhã cấu vào vai tôi:


- Làm gì chị nghĩ ngợi dữ vậy?


Tôi nhìn Nhã mỉm cười không nói. Nhã ngỡ tôi đang để ý đến khung cảnh bên ngoài, vội phân trần:


- Ở đây được cái thoải mái, không đông đúc dân cư như những thành phố khác nên cuộc sống dễ chịu hơn, riết em chẳng muốn dời chỗ ở đi đâu cả.


Thật vậy, điều gây cho tôi chú ý đến, phi trường nơi đây không giống như phi trường ở Los Angeles, người đi và đến rải rác chứ không đông nghẹt, chen chúc.


Băng qua đường đến bãi đậu xe cũng im lìm hơn, mặc dầu vẫn có đoàn xe qua lại luân phiên không ngớt. Chiếc xe Toyota của Nhã màu bạc, mới kít. Nghe đâu Nhã vừa mua trước khi cưới. Ngồi trên xe về nhà Nhã, tôi nhìn quanh quẩn khắp mọi nơi, từ bên trong xe cho đến ngoài đường. Mỗi một sự vật đều quá khác lạ.


Nhã cho biết mùa lạnh ở đây tuyết phủ bốn bề. Hồi mới qua bên nầy, Nhã nhớ nhà khóc mãi. Nhưng ở mãi đâm ra thương cái tiểu bang nhỏ bé này, không muốn rời. Phương nói tiếp lời Nhã, có như thế Phương mới gặp được Nhã, chứ không giờ này đâu có ngồi trên xe bên nhau như vậy. Nhã gật đầu:


- Trước đây mạ nói tính em lanh chanh như hành không muối mai mốt về làm dâu người Huế mới phải, có như thế mới mong tính tình đầm thấm lại. Nhưng  không đúng hẳn, lấy chồng Huế thì đã có, còn làm dâu có lẽ không. Bởi Phương qua đây một mình, ba mạ còn bên Việt Nam kể ra thiệt đỡ khổ cho em.


Phương nhìn Nhã cười:


- Thật ra có ở bên này chăng nữa, Nhã cũng không phải làm dâu. Đi làm suốt ngày có thấy mặt trời, mặt trăng gì đâu để có thì giờ hầu hạ mẹ chồng. Hay trái lại, mẹ chồng phải hầu hạ con. Em không cho đó là một vấn đề nan giải. Mình quen mất lối sống của một người Mỹ, độc lập là tuyệt diệu nhất thôi. Chị đồng ý với em điều nầy không chị Ngọc?


Tôi nhìn Phương qua kính chiếu hậu cười:


- Chị vừa chân ướt chân ráo qua đây, cho chị khỏi có ý kiến, miễn bàn đến.


Nhã bật cười:


- Chị lúc nào cũng thế, không muốn mất lòng ai bao giờ.


Ngồi một mình băng ghế sau, tôi có dịp quan sát những con đường của tiểu bang Oklahoma. Nhã cho biết trời đang bước vào mùa lạnh, cho nên hàng cây hai bên đường đang đổi sang màu vàng úa. Nghe Nhã nói, tôi mới để ý đến hàng cây vàng vọt, những ngọn lá khô chưa kịp lìa cành, nằm trơ vơ cô đơn lạ. Chiều xám, vòm trời dường như cúi chùng xuống hẳn. Ngày Chúa nhật nên trên con đường về nhà Nhã thật vắng vẻ. Tôi chợt nghĩ, mới sáng hôm qua còn ngồi ở quán phở ăn sáng với hai đứa con, chiều hôm nay đã đến Mỹ. Thật không ngờ có ngày tôi lại được đặt chân đến nơi này.   


Ra đến xa lộ một khoảng ngắn, Phương rẽ xe vào con đường nhỏ. Ngôi nhà nằm riêng biệt trong khoảnh đất rộng. Đám cỏ màu nâu bạc nằm vây bọc chung quanh. Tôi bở ngở nghe Nhã nói, hai người đã sống chung nhau trước khi đám cưới. Căn nhà được cả hai đứng tên. Nhã kéo tay tôi chỉ dẫn mọi nơi. Từ phòng ăn cho đến phòng vệ sinh. Mọi vật đều mới lạ. Không biết đến bao lâu tôi mới quen thuộc cuộc sống ở đất nước này.


 


                   ° ° °


 


Tiếng nói của điều khiển chương trình vang lên đánh thức tôi, như vừa chợt tỉnh trong cơn mê đặc... Những chiếc bàn trống không hồi nào nay đã đầy cứng người. Nhìn quanh đầy đủ sắc áo, những nét mặt với những lớp phấn hồng, màu mắt xanh tím thật phù hợp trong buổi tiệc cưới. Nhã- Phương đứng trước bàn tiệc, nhìn họ thật hạnh phúc. Tôi lại bị cơn xúc độïng tràn ngập tới, cố nén nỗi vui mừng, tôi ngước mắt về Nhã-Phương khe khẻ gật đầu. Tiếng vỗ tay, tiếng huýt gió mừng cô dâu chú rễ. Người đàn bà ngồi bên cạnh bắt chuyện:


- Chị là chị của Nhã?


Tôi gật đầu:


- Dạ.


Người đàn bà nhìn tôi:


- Hôm trước có nghe Nhã nói chị ở bên nhà qua du lịch phải không ạ!


Tôi lại dạ khẻ trong miệng. Bà ta nhìn tôi thật kỹ:


- Trời ơi! chị mới qua sao giống như người ở đây vậy!


Tôi không hiểu câu nói của người đàn bà, đang ngẩn ngơ chưa kịp trả lời, người đàn ông ngồi bên cạnh bà ta, tôi nghĩ có lẽ chồng người đàn bà, cắt lời:


- Bà xã tôi bảo chị mới qua nhưng kiểu cách ăn mặc chẳng khác gì mấy bà bên này.


Tôi bất chợt nhìn xuống tấm áo đang mặc trong người, cảm thấy ngượng ngùng. Hối hận lối ăn mặc của mình. Cũng tại Nhã một hai phải mặc chiếc áo màu hoàng anh này, thật xấu hổ hết sức. Dường như không để ý cử chỉ lúng túng của tôi, bà ta nói thêm:


- Lối ăn mặc và trang điểm của chị thật đúng điệu.


Lời khen của người đàn bà bên cạnh gợi tôi nhớ đến Nhuận, lúc nào cũng nói những lời gần như thế:


- Lúc nào trông em cũng giống như ngày vừa mới cưới.


Hai mươi mấy năm lấy nhau, tôi bằng lòng tìm quen với hạnh phúc quá lâu khiến tưởng mình đang có, nên đã quên đi và không biết chuyện gì đã xảy đến với tôi. Dưới mắt tôi, Nhuận luôn luôn là người chồng tốt, người cha trọn vẹn yêu thương lo cho các con. Chẳng riêng gì tôi, mà cả hai đứa con tôi cũng đã nghĩ như thế. Quá quên mình trong đời sống nên tôi không bén nhạy nghi ngờ Nhuận. Cho mãi đến lúc tôi tình cờ bắt gặp những lá thư tình trong xách tay của Nhuận, không còn có thể dấu giếm mọi chuyện, chàng đem chuyện tình riêng của mình ra nói với tôi. Tôi sững sờ chẳng khác gì người đang sống trong cơn mộng du, chính miệng Nhuận kể lể, nghe đắng thắt trong cổ tôi không thể ngờ được. Bao nhiêu lần tôi định tâm, suy nghĩ nhưng vẫn coi đó như một giấc mơ chứ không hề tin rằng đó là sự thật, lắm lúc tôi cũng muốn nghĩ như thế, để bớt nỗi đau đớn trong lòng. Chính Nhuận tự thú, ăn năn xin lỗi muốn làm lại tự đầu, giữa tôi và Nhuận mặc dầu đã cố gắng, cố quên đi mọi chuyện nhưng dường như  tình yêu đã cạn, cho dù Nhuận cố gắng chăng nữa, cuộc sống vẫn không giống như trước đây. Bấy giờ tôi mới chợt nghĩ ra, hạnh phúc nào cũng không phải không có sự khổ đau, hạnh phúc đôi lúc cần phải trả với một giá thật cao, chính mình không nhìn thấy.


 


Nhã đến bên tôi nói nhỏ:


- Chị  Ngọc!


Tôi như người bừng tỉnh. Ngượng ngập với những đôi mắt nhìn tôi trong bàn tiệc, cố nở nụ cười trên môi:


- Có chuyện gì không Nhã?


Nhìn qua phía Phương đứng, Nhã chỉ người đàn ông mặc bộ vét màu xám xây lưng đứng trước mặt Phương, Nhã nói:


- Chú của Phương vừa ở San Jose về, em muốn chị gặp ông ta chút đỉnh. Nghe Phương nói ngày xưa ông cũng dạy trường Đồng Khánh. Biết đâu chị có học với ông chú Phương.


Tôi chẳng buồn hỏi tên, đứng dậy đi theo Nhã. Phương vừa thấy tôi bước gần đến hai người, vội vàng nắm tay tôi xây qua người đàn ông, giới thiệu:


- Chú Tường! Đây chị Ngọc, chị của Nhã vừa ở Việt Nam qua, như cháu đã nói với chú trên điện thoại tối qua.


Bất chợt tôi nhìn sững người đàn ông trước mặt, không ai xa lạ chính là thầy Tường dạy việt văn trước đây. Ông ta nhìn tôi cũng không chớp mắt:


- Ngọc!... Thật quả đất tròn. Không ngờ mình gặp lại sau bao nhiêu năm.


Thoáng trong sự sững sốt, tôi ngẩn ngơ nhìn thầy Tường. Mười ngón tay tôi lạnh ngắt bấu chặt lẫn nhau. Choáng váng, cảm giác mênh mông ùa ngập tới. Ba mươi năm còn gì. Bây giờ đang đứng trước mặt nhau. Tường thay đổi rất nhiều, từ người đàn ông trẻ mảnh khảnh, nay mập mạp to lớn trắng trẻo hơn xưa. Dưới ánh đèn rực rỡ, tôi bàng hoàng nhìn xuống chiếc áo đang mặc trên người, đâm ra bối rối thêm. Giọng thầy Tường loãng trong tiếng nhạc bập bùng. Tiếng nhạc gợi lại kỷ niệm lại tình một đời đã dần xa trong lòng mình bao nhiêu năm...


Ngày xưa, với tuổi vàng son của một thời đã qua mất...


... Ngày thầy Tường về nhận dạy lớp 12, dường như đó là một sự xáo trộn lớn nhất cho trường. Thầy trẻ, có dáng dấp thư sinh, nên không những học trò lớp 12 do thầy dạy, mà cả đến các nữ học sinh năm 11 cũng ghé mắt liếc nhìn thầy. Trong lớp tôi khỏi đề cập đến, năm cuối cùng nên các cô đua nhau diện, cố tình gây sự chú ý dưới đôi mắt người giáo sư trẻ tuổi đầy ngất tương lai. Và làm giàu thêm cho mấy bà bán son phấn ngoài phố Trần Hưng Đạo. Mỗi thứ bảy, muốn gặp nhau tìm ra tiệm Mỹ Thắng, cửa hàng bán mỹ phẫm từ son môi cho đến phấn hồng. Duy chỉ nước hoa chưa một nữ sinh nào dám nghĩ đến. Sợ những đôi mắt của mấy bà già Huế soi mói, sầm sì gán cho biệt hiệu "ngựa Thượng Tứ" thêm khổ. 


Từ ngày thầy Tường về dạy Việt Văn, lớp học lúc nào cũng đông đủ. Nhất là Tường Vi, cô học trò có tiếng lười nhất lớp, và diện cũng nhất lớp, cười nói luôn miệng cũng góp mặt thường xuyên chứ không bỏ giờ học như trước. Nửa năm học, đôi lúc tôi nhận ra thầy có tia mắt nhìn chăm chú, khang khác. Lời nói của thầy cũng dịu dàng, tôi không hề nghĩ thầy chú ý đến tôi. Tuy nhiên trong lớp tuổi mới lớn, tôi cũng có những sự nghĩ suy hơi có chút lãng mạng, nhưng không dám nghĩ nhiều hơn. Hoàng Nga giàu kinh nghiệm trong vấn đề này, vì Hoàng Nga có người yêu từ đầu năm học 11. Nó thường bấu khẻ cánh tay tôi trong giờ học:


- Tau nghĩ ông Tường để ý đến mi. Nhìn đôi mắt ông liếc mi khi giảng bài, tau biết chắc như vậy.


Tính mắc cở không hề thoát mất trong người, tôi hay càu nhàu Hoàng Nga:


- Vô lớp không để ý ông giảng, để ý toàn chuyện chi mô.


Mỗi lần nhìn khuôn mặt tôi rực đỏ, nó cười ngất:

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Màu Lá Ngô Đồng (01-09-2010)
    Bên Ni Bờ Thương Nhớ (01-09-2010)
    Tội đồ trong kinh thánh? (28-08-2010)
    Tạp Ghi: Ý - Huyền Thoại Và Di Tích (Tiếp theo & Hết) (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152852597.